Trẻ bị sốt: Tổng quan mọi thông tin cần thiết cho phụ huynh
Sốt là triệu chứng phổ biến ở trẻ em, tình trạng này khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi, đồng thời gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh. Thực tế, sốt là phản ứng của cơ thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại sự tấn công của các tác nhân có hại. Việc […]
Sốt là triệu chứng phổ biến ở trẻ em, tình trạng này khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi, đồng thời gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh.Thực tế, sốt là phản ứng của cơ thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại sự tấn công của các tác nhân có hại.
Việc nắm bắt và hiểu rõ các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán, chăm sóc khi trẻ bị sốt là kĩ năng rất quan trọng mà mọi phụ huynh cần có.
1. Nguyên nhân trẻ bị sốt
Sốt được xem là một phần của hệ miễn dịch tự nhiên. Đây là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ cao hơn mức bình thường để tự loại bỏ các tác nhân gây bệnh (kí sinh trùng và virus).
Do nhiễm virus hoặc nhiễm trùng: cảm lạnh, quai bị, sởi, thủy đậu; nhiễm trùng tai giữa, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp...
Trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc ở trong môi trường nóng nực: Trường hợp này rất dễ xảy ra ở các bé sơ sinh, vì cơ thể trẻ sơ sinh không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn.
Do tiêm chủng: Trẻ có thể sốt nhẹ khoảng 1 ngày sau khi tiêm vắc-xin.
Mọc răng: Nhiệt độ cơ thể có thể tăng nhẹ khi trẻ đang mọc răng. Lúc này, thân nhiệt của trẻ sẽ dao động trong khoảng 38 – 38.5 độ C.
Say nắng
Số ít do các bệnh như: viêm phổi, viêm màng não, viêm ruột thừa.
Khi trẻ có một hoặc các dấu hiệu trên, ba mẹ hãy thực hiện đo nhiệt độ của con để xác định xem con có thực sự bị sốt hay không.
3. Cách đo nhiệt độ khi trẻ bị sốt chuẩn nhất
Đo nhiệt độ khi trẻ bị sốt ở vị trí nào là tốt nhất?
Đối với trẻ em từ 0 - 3 tuổi: đo nhiệt độ ở hậu môn (trực tràng)
Đối với trẻ em từ 4 tuổi trở lên: đo nhiệt độ ở miệng
Các cách khác: đo nhiệt độ dưới nách, trên trán (đối với nhiệt kế hồng ngoại) hoặc đo nhiệt độ trong tai (trẻ từ 6 tháng trở lên)
Trẻ được cho là bị sốt khi nhiệt độ ghi nhận được trong nhiệt kế bằng hoặc cao hơn các mức sau:
Hậu môn, trong tai hoặc trên trán: 38 ° C
Trong miệng: 37,8 ° C
Nách: 37,2 ° C
Khi con bị sốt, việc theo dõi nhiệt độ thường xuyên là vô cùng quan trọng bởi việc này:
Giúp nhận biết cơn sốt ở trẻ để kịp thời can thiệp và ngăn ngừa bệnh trở nặng
Giúp cha mẹ đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh và tính hiệu quả của việc điều trị
Cung cấp thông tin cho các bác sĩ để chuẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp
4. Cách cắt cơn sốt nhanh và hiệu quả
Khi trẻ bị sốt, ba mẹ có thể áp dụng các cách hạ sốt sau:
4.1. Cho trẻ uống nhiều nước
Thân nhiệt tăng cao mỗi khi trẻ bị sốt khiến cơ thể dễ mất nước hơn bình thường. Do đó, việc cung cấp đủ nước cho bé là rất cần thiết.
Khi bù nước cho bé, phụ huynh cần chú ý những điều sau:
Cho trẻ uống nước lọc hơn bình thường
Các dung dịch bù nước điện giải sẽ có tác dụng bù nước và giúp hạ sốt hiệu quả hơn (ví dụ như ZOPRO hay Oresol)
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Bù nước bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức
Không bù nước bằng nước thể thao hay nước ngọt
Quan sát nước tiểu của trẻ: Nếu nước tiểu sậm màu (hoặc tiểu ít), tức là trẻ vẫn cần bù nước
4.2. Mặc quần áo thoáng mát
Mặc dù trẻ cảm thấy ớn lạnh khi bị sốt, tuy nhiên ba mẹ không nên mặc quần áo quá dày, quấn chăn quá kĩ bởi điều này sẽ khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn.
Ba mẹ nên cho con mặc quần áo, đắp chăn mỏng nhẹ, thoáng mát để giúp trẻ thoải mái.
4.3. Để trẻ nghỉ ngơi
Hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.
Không nên để trẻ đến trường cho đến khi cơn sốt giảm nhẹ và thân nhiệt ổn định trong 24 giờ.
4.4. Lau người bằng nước ấm
Chuẩn bị một chậu nước ấm (khoảng 37-38°C).
Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm.
Tập trung lau ở các vùng da nhiều mạch máu như trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Tránh lau người cho trẻ ở các vùng da nhạy cảm như mắt, miệng, bộ phận sinh dục.
Lặp lại nhiều lần cho trẻ đến khi bé cảm thấy thoải mái hơn hoặc nhiệt độ cơ thể hạ xuống.
Đảm bảo lau khô người cho trẻ trước khi mặc quần áo.
Lưu ý:
Chỉ nên lau người khi bé bị sốt nhẹ
Nếu trẻ bị run rẩy (ớn lạnh), không nên lau người cho trẻ bằng nước ấm vì có thể khiến trẻ run rẩy hơn.
4.5. Sử dụng thuốc hạ sốt
Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ rất phổ biến và không cần kê đơn.
Paracetamol: Trẻ bị sốt cao, uống Paracetamol 10-15mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. Lưu ý, không được cho trẻ uống paracetamol quá 5 lần 1 ngày, không được tự ý dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Ibuprofen: Mỗi lần dùng cách nhau khoảng 6 giờ. Không được tự ý dùng ibuprofen để hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc có cân nặng dưới 5kg. Lưu ý không dùng ibuprofen cho trẻ mắc bệnh hen suyễn hoặc nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết.
Lưu ý:Không dùng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào cho trẻ dưới 3 tháng tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
5. Khi nào nên đưa trẻ tới cơ sở y tế?
Mặc dù hầu hết trường hợp sốt ở trẻ đều có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thuộc hệ thống y tế nhi khoa Nemours Children's, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt:
Trẻ dưới 3 tháng tuổi với nhiệt độ trực tràng từ 38 ° C
Nếu trẻ có các biểu hiện sau, cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện:
Khóc không thể ngừng
Uể oải và khó thức dậy
Phát ban hoặc xuất hiện đốm tím trông giống như vết bầm tím trên da
Môi, lưỡi hoặc móng tay màu xanh
Trẻ sơ sinh, thóp như phồng lên hoặc chìm vào trong
Cổ cứng
Đau đầu dữ dội
Khập khiễng hoặc không thể di chuyển
Khó thở không thuyên giảm dù mũi đã thông thoáng
Nghiêng về phía trước và chảy nước dãi
Co giật
Đau bụng vừa đến nặng
6. Kết luận
Sốt là triệu chứng rất dễ gặp phải tại trẻ em. Tuy nhiên, cơn sốt sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Hãy luôn luôn chuẩn bị các loại nhiệt kế, thuốc hạ sốt và nước bù điện giải cho trẻ tại nhà.
Trong mọi trường hợp, ba mẹ hãy bình tĩnh xử lý và đưa trẻ tới bệnh viện sớm nếu có những lo lắng hoặc các biểu hiện bất thường đi kèm.
THÔNG TIN THAM KHẢO:
Nemours Children's Health (2022), "Fever (High Temperature) In Kids".
InformedHealth.org (2022), "Overview: Fever in children".
Nước uống bù điện giải ZO2PRO, giàu ion điện giải cần thiết cho cơ thể như Na+, K+, Cl và vitamin.. giúp bù nước, bù điện giải khi: ốm, sốt, ra nhiều mồ hôi, chơi thể thao, nắng nóng, lao động nặng nhọc...