logo-zopro
Thứ ba, 9 Tháng tư, 2024

Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà cho bé

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 2 tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do tiêu chảy cao nhất. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài và có triệu chứng sốt, chảy máu, ba mẹ nên đưa bé đến bênh viện. Với những trường hợp tiêu chảy nhẹ, phụ […]

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 2 tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do tiêu chảy cao nhất. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài và có triệu chứng sốt, chảy máu, ba mẹ nên đưa bé đến bênh viện. Với những trường hợp tiêu chảy nhẹ, phụ huynh có thể tham khảo cách cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà cho bé dưới bài viết này.

Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà

Bổ sung nước và chất điện giải

Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể sẽ bị mất nước và mất các chất điện giải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bé.

Do đó, việc bù nước là rất quan trọng trong quá trình điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Với những trường hợp nhẹ:

  • Bổ sung nước ấm
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Với trường hợp nặng hơn, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các loại dung dịch bù nước và điện giải.

Nước bù điện giải ZOPRO là giải pháp bù điện giải an toàn và đáng tin cậy bé trong quá trình điều trị, bởi:

  • Tỷ lệ điện giải được nghiên cứu phù hợp với cơ thể trẻ em
  • Hương vị thơm ngon, bé dễ uống hơn các dung dịch khác
  • Không chứa các chất phụ gia gây hại cho sức khỏe của bé

Chú ý khi sử dụng nước điện giải:

  • Uống hết chai dung dịch (đã mở nắp) trong 24 giờ
  • Không pha thêm nước hay các phụ gia khác
  • Không ép trẻ uống

Ba mẹ có thể tham khảo cách bù nước đúng cách cho trẻ tại nhà.

Thay đổi chế độ ăn uống

Trong quá trình điều trị tiêu chảy, việc thay đổi chế độ ăn uống của trẻ là rất cần thiết. Ba mẹ nên cung cấp cho trẻ những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, ba mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm khó tiêu hoặc khó tiêu hóa, như:

  • Đồ chiên, đồ ngọt
  • Rau quả sống
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa

Lưu ý: Trong quá trình điều trị, ba mẹ nhớ nấu chín đồ ăn cho bé, vệ sinh tay chân trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh.

Thực phẩm trẻ nên ăn để cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà

Các loại thực phẩm ba mẹ có thể bổ sung cho bé:

Sữa chua

Các chuyên gia khuyến cáo người bị tiêu chảy không nên sử dụng sữa và các sản phẩm làm từ sữa cho đến khi hệ tiêu hóa ổn định. Tuy nhiên, sữa chua lại là một ngoại lệ.

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sống có tác dụng khôi phục những vi khuẩn tốt cho đường ruột và tiêu diệt các vi khuẩn xấu gây tiêu chảy.

Không chỉ vậy, các lợi khuẩn này còn giúp sản sinh axit lactic có thể hỗ trợ cơ thể đào thải chất độc của vi khuẩn gây tiêu chảy ra ngoài cơ thể và giúp chữa lành bệnh nhanh hơn.

Thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột được coi là chế độ ăn uống hoàn hảo để điều trị tiêu chảy vì sẽ khiến dạ dày của người bệnh nhẹ bớt.

Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm:

  • ngũ cốc, bột sắn
  • Gạo trắng nấu chín như cơm trắng hay cháo trắng

Khoai tây cũng là thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm nhẹ các cơn đau dạ dày và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết mà bé đang mất đi. Tuy nhiên, ăn khoai tây chiên sẽ khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn và làm cho dạ dày đau đớn.

Các loại rau củ như cà rốt giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng và điều trị bệnh nhanh chóng. Hơn nữa, chúng rất giàu chất dinh dưỡng.

Khi bị tiêu chảy, nên tránh xa bột yến mạch vì đường ruột của người bệnh khó có thể tiêu thụ được lượng dinh dưỡng lớn có trong nó.

Quả việt quất

Quả việt quất được coi là "thần dược" cho bệnh tiêu chảy. Trong quả việt quất chứa chất anthocyanosides - có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy cực tốt.

Lưu ý khi áp dụng các cách cầm tiêu chảy nhanh nhất

Khi áp dụng các cách cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà như đã nói ở trên cha mẹ cần lưu ý tuân thủ 3 nguyên tắc:

  • Bù nước để tránh mất nước do tiêu chảy.
  • Ăn đồ ăn lỏng để dễ phục hồi niêm mạc đường ruột và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những biểu hiện sau:
    • Có dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, không có nước mắt, lõm thóp (với trẻ dưới 18 tháng), không đi tiểu tiện trong khoảng 4 - 6 giờ, đòi uống nước thường xuyên,…
    • Sốt cao không thuyên giảm, li bì, co giật.
    • Ăn kém, bú kém.
    • Nôn nhiều.
    • Đi ngoài có máu.
    • Tiêu chảy dạng kiết lỵ.

Ý kiến của bạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

logo-zopro
Nước uống bù điện giải ZO2PRO, giàu ion điện giải cần thiết cho cơ thể như Na+, K+, Cl và vitamin.. giúp bù nước, bù điện giải khi: ốm, sốt, ra nhiều mồ hôi, chơi thể thao, nắng nóng, lao động nặng nhọc...
© 2024 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AVI
Địa chỉ: Tầng 8, AP Building 87 Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP SỐ: 0110352614 DO SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI CẤP
menu-circlecross-circle