logo-zopro
Thứ ba, 9 Tháng tư, 2024

Trẻ đi ngoài ra nước có nguy hiểm không?

Trẻ đi ngoài ra nước là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, ba mẹ nên có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân Bình thường, hầu hết trẻ dưới 6 tháng tuổi đều đi phân lỏng hoặc ra nước. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài toàn nước và […]

Trẻ đi ngoài ra nước là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, ba mẹ nên có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trẻ đi ngoài ra nước có nguy hiểm không?

Nguyên nhân

Bình thường, hầu hết trẻ dưới 6 tháng tuổi đều đi phân lỏng hoặc ra nước. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài toàn nước và đi nhiều lần trong ngày thì đó là biểu hiện của việc bé đã bị tiêu chảy.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do:

  • Nhiễm khuẩn, virus hoặc ký sinh qua đường ăn uống
  • Bé chạm tay vào mầm bệnh sau đó mút tay mà chưa vệ sinh kỹ
  • Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Uống nhiều kháng sinh điều trị bệnh
  • Tiêu hóa kém

Trẻ đi ngoài ra nước có nguy hiểm không?

Nếu trẻ bị đi ngoài ra nước nhưng không kèm theo triệu chứng gì, ba mẹ có thể yên tâm vì bé sẽ tự hết sau vài ngày.

Nếu bé có đi kèm các triệu chứng sau, ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Phân kèm máu hoặc trông như mủ
  • Phân có màu đỏ, trắng hoặc đen
  • Bị sốt cao
  • Đau bụng
  • Nôn mửa nhiều

Khi trẻ đi đại tiện ra toàn nước, có thể dẫn tới nhiều hệ lụy. Hệ lụy dễ thấy nhất là tình trạng bé mất nước, mất điện giải. Các dấu hiệu của việc mất nước thường thấy như:

  • Đi tiểu ít hơn
  • Trẻ bị khô miệng
  • Khóc không ra nước mắt
  • Da mất độ co giãn
  • Buồn ngủ bất thường, vận động chậm

Các hệ lụy nghiêm trọng khác khi bé không được điều trị kịp thời như: hôn mê, suy dinh dưỡng nặng hậu tiêu chảy, làm suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, thậm chí gây tử vong. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không chủ quan.

Ba mẹ nên làm gì khi bé đi ngoài ra nước

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị đi ngoài ra nước?

Khi bé gặp phải tình trạng đại tiện ra nước, ba mẹ nên chú ý làm theo các gợi ý sau:

  • Theo dõi các triệu chứng của bé, đưa con đến bệnh viện khi có các biểu hiện bất thường
  • Tăng cường cho bé bú sữa mẹ, bổ sung nước và điện giải cho bé để tránh mất nước. Nước bù điện giải ZOPRO sẽ là lựa chọn tốt để bé bù nước và khoáng chất bị mất đi do việc đi ngoài.
  • Xây dựng chế độ ăn và thực đơn hợp lý cho bé
  • Không tự ý uống thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ

Những quan niệm sai khi chăm bé bị tiêu chảy

  • Nhiều người cho rằng, sữa sẽ làm “bụng trẻ óc ách” nên dừng cho con bú trong thời điểm này. Tuy nhiên, sữa mẹ là cách rất tốt giúp trẻ giảm nguy cơ mất nước. Vì thế, nên tiếp tục cho trẻ bú sữa và tăng số lần bú càng nhiều càng tốt.
  • Một số trường hợp trường kiêng sữa chua. Song, trẻ vẫn nên được bổ sung sữa chua vì nó làm giảm thời gian và độ nặng của việc tiêu chảy. Ngoài ra, sữa chua có chứa một số lợi khuẩn giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Đọc thêm:

Ý kiến của bạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

logo-zopro
Nước uống bù điện giải ZO2PRO, giàu ion điện giải cần thiết cho cơ thể như Na+, K+, Cl và vitamin.. giúp bù nước, bù điện giải khi: ốm, sốt, ra nhiều mồ hôi, chơi thể thao, nắng nóng, lao động nặng nhọc...
© 2024 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AVI
Địa chỉ: Tầng 8, AP Building 87 Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP SỐ: 0110352614 DO SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI CẤP
menu-circlecross-circle